Nước mắm cơm tấm sườn nóng

Nước mắm cơm tấm của cửa hàng bạn có được nét độc đáo riêng, không pha lẫn với bất kỳ đối thủ nào thì ngoài miếng sườn thơm ngon, hạt cơm tấm tơi xốp còn phải đảm bảo phần nước mắm được chế biến một cách công phu và đạt được vị chua, cay, mặn, ngọt hài hòa.

nước mắm cơm tấm

Cơm tấm sườn là một trong những món ăn yêu thích của người Việt, đặc biệt là người miền Nam. Đi khắp các con phố, đâu đâu cũng có thể bắt gặp những quán cơm tấm bình dân với giá thành khoảng 20 – 35 ngàn đồng/ đĩa. Tùy thuộc vào nguyên liệu ăn kèm như trứng, bì, chả… mà mức giá có thể lên xuống một ít.

Cách làm nước mắm cơm tấm sườn

Nước mắm cơm tấm sườn được pha chế mang đủ vị chua từ chanh, cay từ ớt, mặn từ mắm và vị ngọt của đường cát với màu sắc hòa quyện giữa ớt, tỏi được băm nhỏ là một phần không thể thiếu để góp phần làm nên sự trọn vị cho đĩa cơm sườn.

Thế nhưng để có được một chén nước chấm ngon cũng cần những bí quyết mà không phải ai cũng biết được, từ lựa chọn nguyên vật liệu, cách pha chế và cả sự khéo léo, tỉ mỉ. Nếu quán của bạn sở hữu đĩa cơm tấm được kết hợp hài hòa giữa miếng sườn được nướng vàng ươm, ướp gia vị đậm đà và chén nước chấm ngon tuyệt thì chắc chắn sẽ rất thu hút thực khách, từ đó tăng doanh thu cho quán.

Vậy nên, nếu bạn đang gặp khó khăn ở bước pha chế nước mắm ngon, hãy tìm cho mình một công thức pha chế nước mắm cho cơm tấm sườn chuẩn để khách hàng thưởng thức ngon miệng hơn. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn một trong số rất nhiều công thức pha nước mắm ngon sau đây nhé:

Nguyên liệu chuẩn bị để pha nước mắm cơm tấm sườn

  • 2 muỗng canh nước mắm
  • 1 muỗng canh đường
  • 1/2 muỗng canh ớt băm
  • 1/2 muỗng canh tỏi băm
  • 1 muỗng canh nước cốt chanh
  • 1 muỗng canh nước ấm.

Cách làm nước mắm cơm tấm sườn

  1. Bạn lấy 1 bát nhỏ và cho đường, nước mắm vào khuấy đều.
  2. Bắc nồi lên bếp và cho hỗn hợp nước mắm vào đun với lửa nhỏ chừng 5 phút cho cô lại, tắt bếp và để nguội.
  3. Tiếp theo, bạn cần 1 bát nhỏ khác, cho nước ấm, nước cốt chanh, phần tỏi, ớt băm vào và khuấy đều.
  4. Thêm phần hỗn hợp mắm vào và khuấy tiếp. Thành phẩm thu được là chén nước mắm có đủ vị chua cay mặn ngọt.

nước mắm cơm tấm

Vậy là chỉ cần một chút khéo léo ở bước pha nước chấm thôi cũng đã để lại ấn tượng riêng cho món ăn. Có đôi khi, bí quyết thu hút khách hàng chỉ là nằm ở những phần đơn giản như vậy thôi.

Tin cùng chuyên mục

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x