Nước mắm phan thiết và Phú Quốc khác biệt như thế nào

Nước mắm Phan Thiết

Ở Việt Nam, các vùng sản xuất nước mắm nổi tiếng nhất là tại Phan Thiết và Phú Quốc. Nước mắm mỗi vùng đều có những nét riêng đặc trưng của vùng đó.

Sự khác biệt chủ yếu giữa 2 loại nước mắm này là màu và độ đạm của nước mắm:

  • Nước mắm Phú Quốc có màu nâu cánh gián, hương thơm ngọt.
  • Nước mắm Phan Thiết có màu vàng rơm và mùi thơm bốc, mang hương vị đậm đà rất riêng, không thêm gia vị mà ăn rất ngon và mùi vị đặc trưng.

Bên cạnh đó, một điểm khác nhau nữa là:

  • Nước mắm nhĩ Phú Quốc có độ đạm lên tới 40 độ
  • Nước mắm nhĩ Phan Thiết có độ đạm chỉ khoảng 30-35 độ.

Nguyên nhân của sự khác biệt

  • Cá cơm Phan Thiết và cá cơm Phú Quốc sống ở các vùng biển khác nhau nên cơ chất của chúng khác nhau vì vậy khi làm nước mắm sẽ tạo ra nước mắm có mùi và màu khác nhau.
  • Ở Phan Thiết, đa số sản xuất theo phương pháp đánh khuấy, nên thời gian ngâm ủ ra nước mắm chỉ khoảng 3 – 6 tháng.
  • Ở Phú Quốc, đa số sản xuất theo phương pháp gài nén, nên thời gian ngâm ủ ra nước mắm từ 8-12 tháng. Vì vậy nước mắm nhĩ Phú Quốc có độ đạm cao hơn.

Nước mắm nhỉ HẢI TRUNG được chế biến chỉ từ CÁ CƠM ĐEN, loại cá giàu chất béo và độ đạm cao và muối sạch. Với nguyên lý “chín bằng ánh nắng mặt trời”, sau khi thu mua cá tươi về thì ủ vào chum từ một năm rưỡi đến ba năm thì bắt đầu rút nõ (ống nứa dùi lỗ cho vào chum dòng ra ngoài, khi chín rút nước mắm từ nõ, không qua nấu). Nước mắm ngon phải có màu vàng cánh gián, sóng sánh, độ đạm đến 30 độ, khi nếm vị ngọt bùi làm tê đầu lưỡi và đọng mãi trong cổ.

Tìm hiểu thêm về nước nắm phan thiết.

Nước mắm là thứ gia vị lâu đời, không thể thiếu được trong món ăn Việt. Thứ gia vị đăc biệt này đã làm nên điều đặc sắc của ẩm thực Việt Nam. Cũng như người thưởng thức rượu vang, người thưởng thức nước mắm, phải cảm nhận được sự tinh túy trong mùi vị của thứ gia vị đặc biệt này.

Nước mắm Phan Thiết là một thương hiệu nước mắm (nước cốt chiết xuất từ cá ngâm muối) ngon của tỉnh Bình Thuận, tỉnh cực nam của miền Trung Việt Nam. Nước mắm Phan Thiết chủ yếu được làm từ cá cơm và muối hạt. Cá cơm đánh bắt về được chọn lựa kỹ, bỏ những con to hay nhỏ quá hoặc không tươi. Khi muối, không rửa lại vì trước khi đem lên bờ, cá đã được rửa bằng nước biển. Nước mắm Phan Thiết có hương vị đặc trưng bởi có thêm quá trình ủ dưới trời nắng và gió của vùng cực Nam Trung bộ.

Vì nguyên liệu làm ra nuoc mam Phan Thiet truyền thống là loại cá cơm cao đạm, nhất là các loại cá cơm than, cơm phấn, cá cơm sọc tiêu…ở quanh vùng biển Phan Thiết. Loại cá cơm này cho ra lượng đạm tự nhiên cao, đạt đến 40-45 độ, đó cũng là độ đạm cao nhất có thể tạo được bằng phương pháp tự nhiên. Nhiều cơ sở sản xuất nước mắm lâu năm cho biết rằng chất lượng còn phụ thuộc vào thời gian đánh bắt cá. Nhất là cá tháng tám, con nào cũng đều béo mập thì nước mắm mới ngon và đạt độ đạm cao nhất.

Phương pháp ủ chượp truyền thống của nước mắm.

Phương pháp ủ chượp truyền thống làm cho chượp cá “chín” dần dần, và toàn phần. Và mùi thơm có được chính là mùi tinh khiết của chượp đã chín hoàn toàn. Những phương pháp khác tạo ra nước mắm bằng cách sử dụng những phụ gia bổ sung thì không thể đem đến mùi thơm tinh khiết này.

Nước mắm Phan Thiết truyền thống có hương vị đặc trưng quen thuộc trên mâm cơm người Việt. Nên từ hàng trăm năm qua.

  • Vị ngọt của nước mắm Phan Thiết truyền thống là vị ngọt của độ đạm tự nhiên, được tạo thành trong quá trình ủ cá cơm tươi với muối thời gian không dưới 12 tháng.
  • Là vị ngọt đậm đà, mặn mà, nơi đầu lưỡi, rồi lan tỏa trong lưỡi, và đọng lại.
  • Vị ngọt ngào ở cuối lưỡi.
  • Vị ngọt này kéo dài, đọng lại, gọi là hậu vị.

Tin cùng chuyên mục

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x